Bài viết nổi bật

7 năm bức tử sông Hậu

Nước cấp là gì?

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thường xuyên đôn đốc Phòng TN&MT các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn theo phân cấp.

​Triển khai thực hiện Nghị định 25/2013/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thường xuyên đôn đốc Phòng TN&MT các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn theo phân cấp; tăng cường công tác đôn đốc các cơ sở nộp phí, tránh thất thoát ngân sách nhà nước. Tổng hợp báo cáo kết quả, các khó khăn, vướng mắc trong công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp theo quy định tại Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ.

UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu các Sở, ngành liên quan khẩn trương hoàn thành Đề án xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn Thành phố theo quy định tại Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải. Đồng thời, hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020; rà soát, thống kê các cơ sở công nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản đang nộp thuế hoặc đăng ký kinh doanh có cơ sở sản xuất hoạt động trên địa bàn Thành phố để Sở TN&MT tổng hợp danh sách các cơ sở thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp…

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các Chủ đầu tư trạm xử lý nước thải phải tiến hành kê khai nộp phí (bao gồm cả các trạm đang vận hành thử nghiệm) theo quy định để tăng cường trách nhiệm của các Chủ đầu tư trạm xử lý nước thải trong việc yêu cầu các cơ sở sản xuất trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp phải thực hiện đấu nối xử lý nước thải vào trạm xử lý nước thải tập trung, đồng thời, có biện pháp khắc phục tình trạng trốn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp khi kéo dài quá thời gian quy định thực hiện vận hành thử nghiệm trạm xử lý nước thải tập trung.

Để bảo vệ nguồn nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2013/NĐ-CP (Nghị định 25). Sau hơn 3 năm thực hiện, công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải nói chung và nước thải công nghiệp nói riêng gặp phải không ít khó khăn.

Trong đó, khó khăn lớn nhất là khó xác định được lưu lượng nước thải và hàm lượng các chất gây ô nhiễm có trong nước thải của các cơ sở, doanh nghiệp để phân loại đối tượng nộp phí và tính khoản thu đúng thực tế.

Bên cạnh đó, theo quy định, việc kê khai số phí phải nộp do các cơ sở, doanh nghiệp thực hiện. Lợi dụng việc này, một số cơ sở, doanh nghiệp cố tình kê khai số phí thấp hoặc kê khai lấy lệ, gây khó khăn cho công tác phân loại đối tượng nộp phí và tính số phí phải nộp.. Một nguyên nhân nữa là việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất trong khi bộ máy nhân lực, cán bộ chuyên trách làm công tác này còn mỏng, nên khó kiểm soát hết…

Để khắc phục những khó khăn đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2016/NĐ-CP thay thế Nghị định 25/2013/NĐ-CP về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Theo đó, đối với nước thải công nghiệp, trường hợp có lượng nước thải trung bình năm tính phí dưới 20 m3/ngày, đêm số phí cố định phải nộp là 1,5 triệu đồng/năm; trường hợp có lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3/ngày, đêm trở lên phải nộp phí biến đổi hàng quý.

Viết bình luận

Họ và tên

Email

Nội dung