Bài viết nổi bật

7 năm bức tử sông Hậu

Nước cấp là gì?

Nước thải bị xả trộm, chảy ồ ạt ra biển Đà Nẵng lúc đêm khuya

(NLĐO)- Một lượng lớn nước thải đen ngòm, nổi bọt trắng xóa chảy tràn ồ ạt từ trong cống xả An Đồn ra biển ở TP Đà Nẵng được những người dân đánh lưới phát hiện và vô cùng bức xúc. Sáng 6-8, ông Mai Mã, Giám đốc Công ty Thoát nước và Xử lý nước thải TP Đà Nẵng, cho biết phía công ty đang khẩn trương huy động các công nhân vệ sinh môi trường và máy ủi ra khu vực bãi biển Phước Mỹ (quận Sơn Trà) để san gạt bờ biển và xử lý mùi hôi thối do đã có một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra biển từ cống xả An Đồn, gây bức xúc cho người dân. Trước đó, vào khoảng 21 giờ tối 5-8, tại bờ biển Phước Mỹ, đường Võ Nguyên Giáp, thuộc địa bàn phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, nhiều người dân đánh lưới tại đây rất bức xúc khi phát hiện hàng trăm m3 nước thải đen ngòm, chưa qua xử lý chảy ồ ạt tràn ra từ bên trong hệ thống cống xả An Đồn. "Nước thải nổi bọt trắng xóa kèm mùi hôi rất khó...

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Hợp tác quốc tế phải thể hiện được vai trò của Việt Nam trong quá trình hội nhập

(TN&MT) - Đó là kỳ vọng của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường tại cuộc họp ngày 08/03 về phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác hợp tác quốc tế trong thời gian tới. Bộ trưởng Trần Hồng Hà cùng các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Võ Tuấn Nhân, Trần Quý Kiên dự và chủ trì cuộc họp.  Trong những năm qua, công tác hợp tác quốc tế đã luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng, đem lại nhiều đóng góp đáng kể cho việc tăng cường năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, tích cực chuyển dịch theo định hướng chủ động hội nhập quốc tế để góp phần cho công cuộc hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước hiện nay. Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cuộc họp bàn về phương hướng phát triển, mục tiêu và nhiệm vụ của công tác Hợp tác quốc tế trong thời gian tới. Khẳng định được vai trò và vị thế của Việt Nam đối với quốc tế và khu vực Hợp tác quốc tế của Bộ Tài nguyên và Môi trường luôn được đẩy mạnh với nhiều chuyển...

Hà Nội: Nhiều trạm xử lý nước thải bỏ hoang

Kết thúc kế hoạch giám sát về thu gom và xử lý rác thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn, Ban Đô thị - HĐND thành phố Hà Nội kết luận, còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện quy định pháp luật về thu gom và xử lý nước thải khu công nghiệp. Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 43 cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động ổn định, trong đó có 21 CCN đã và đang được đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải. Có 3 cụm đã có dự án nhưng chưa đầu tư, còn lại 19 cụm chưa có dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.  Trong số các cụm đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mới chỉ có 13 cụm hoạt động ổn định trạm, 8 cụm đã có trạm nhưng chưa hoạt động hoặc không hoạt động. Một số trạm có công suất thiết kế khá lớn như cụm Bát Tràng (Gia Lâm), Duyên Thái (Thường Tín), Nguyên Khê (Đông Anh)…, không được vận...

Sơn La: Cần sớm có giải pháp khả thi xử lý ô nhiễm nguồn nước tại thành phố

    Từ đầu tháng 11 đến nay, cuộc sống của hơn 12 nghìn hộ dân ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La bị đảo lộn do ô nhiễm nguồn nước ở khu vực đầu nguồn. Tình trạng này đã tái diễn nhiều năm khi vào vụ thu hoạch cà phê nhưng tỉnh Sơn La vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để. Từ khi nguồn nước sạch bị cắt, người dân ở thành phố Sơn La buộc phải tìm đủ mọi cách để có nước sinh hoạt. Khắp thành phố, ở đâu cũng thấy cảnh người dân xếp hàng mua và xin nước sạch về sử dụng. Chưa bao giờ người dân ở thành phố Sơn La lại sống trong tình trạng thiếu nước kéo dài như hiện nay.         Ông Nguyễn Văn Điền, ở thành phố Sơn La bày tỏ: Từ 4 giờ mọi người đã phải đến các điểm có nguồn nước ngầm để giặt, lấy nước về dùng. Những lúc cao điểm có tới hàng trăm người xếp hàng lấy nước. Theo đại diện Công ty cổ phần cấp nước Sơn La, do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên Công ty buộc phải cắt nước nhiều ngày....

Cơ sở giám sát tài nguyên nước dưới tác động của BĐKH

Để thiết lập hệ thống quan trắc - giám sát tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt và nước dưới đất cần phải có Bộ tiêu chí, bao gồm các tiêu chí về: mục tiêu quan trắc, mật độ trạm, vị trí trạm, chỉ tiêu và tần suất quan trắc. Đây là kết quả nghiên cứu của TS Nguyễn Minh Khuyến - Phó cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước với đề tài ”Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xác lập hệ thống quan trắc - giám sát tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn nước mặt, nước dưới đất. Nghiên cứu điển hình trên lưu vực sông Mã”. Đề tài nằm trong khuôn khổ Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015. Từ các nghiên cứu tổng quan về hệ thống quan trắc - giám sát tác động của BĐKH đến nguồn nước mặt, nước dưới đất của thế giới và ở Việt Nam, TS Nguyễn Minh Khuyến đã đưa ra cơ sở xác định các yếu tố đặc trưng trong bối cảnh BĐKH...

TP HCM: Phát hiện hành vi đổ bùn thải công nghiệp sai quy định

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/12, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang hành vi đổ bùn thải sai công nghiệp. Hiện Cơ quan Công an đang mở rộng điều tra để xử lý theo quy định. Theo đó, vào khoảng 11 giờ 45 cùng ngày, các trinh sát Đội 5 PC49 bắt quả tang xe tải biển số 51C-949.35 do tài xế Trần Văn Hòa (sinh năm 1984, ngụ quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) có hành vi đổ trộm chất thải công nghiệp tại bãi đất trống đối diện số 540 đường Bùi Thị Điệt, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số bùn thải mà xe này đổ tại đây vào khoảng 9 tấn.  Qua làm việc, tài xế Hòa khai nhận, chở số bùn thải trên cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Dịch vụ môi trường Bảo Minh (có trụ sở tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh), một ngày đổ khoảng 2 – 3 lần. Được biết, Công ty Bảo Minh có hợp đồng nhận vận chuyển và xử lý bùn...

Bao nhiêu nghìn tỉ nữa, kênh Ba Bò mới hết ô nhiễm?

Hơn 10.000 tỉ đồng đã đầu tư cho việc cải tạo, xử lý ô nhiễm, xây dựng các hệ thống xử lý nước thải cho kênh Ba Bò chỉ dài hơn 6 km nhưng đến nay nó vẫn tiếp tục ô nhiễm, đến nỗi người dân sống gần kênh không thể chịu nổi. Ngày 25-10 phóng viên Báo Người Lao Động có mặt tại khu vực kênh Ba Bò, chứng kiến tận mắt dòng nước vàng đỏ, sủi bọt trắng xóa và bốc mùi hôi tanh nồng nặc. Con kênh này vẫn bị ô nhiễm và ngày càng nặng, dù tiền tỉ đã đổ ra để cải tạo, làm sạch. Trước đây, kênh Ba Bò ô nhiễm rất nặng. Năm 2008, khi Bình Dương và TP. HCM cùng triển khai dự án nạo vét, cải tạo xây dựng bờ kè thì tình trạng ô nhiễm giảm đến 80%, nhưng sau đó tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. TP HCM và tỉnh Bình Dương đã hợp tác để làm sạch con kênh này, chống ô nhiễm, đặc biệt kiểm tra các nguồn nước đổ ra kênh, xử lý nước thải nhưng kết quả vẫn không khắc phục được tình trạng ô nhiễm. Theo báo...

Sơn La: Cần sớm có giải pháp khả thi xử lý ô nhiễm nguồn nước tại thành phố

Từ đầu tháng 11 đến nay, cuộc sống của hơn 12 nghìn hộ dân ở thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La bị đảo lộn do ô nhiễm nguồn nước ở khu vực đầu nguồn. Tình trạng này đã tái diễn nhiều năm khi vào vụ thu hoạch cà phê nhưng tỉnh Sơn La vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để. Từ khi nguồn nước sạch bị cắt, người dân ở thành phố Sơn La buộc phải tìm đủ mọi cách để có nước sinh hoạt. Khắp thành phố, ở đâu cũng thấy cảnh người dân xếp hàng mua và xin nước sạch về sử dụng. Chưa bao giờ người dân ở thành phố Sơn La lại sống trong tình trạng thiếu nước kéo dài như hiện nay.        Ông Nguyễn Văn Điền, ở thành phố Sơn La bày tỏ: Từ 4 giờ mọi người đã phải đến các điểm có nguồn nước ngầm để giặt, lấy nước về dùng. Những lúc cao điểm có tới hàng trăm người xếp hàng lấy nước. Theo đại diện Công ty cổ phần cấp nước Sơn La, do nguồn nước bị ô nhiễm nặng nên Công ty buộc phải cắt nước nhiều ngày. Toàn...

Hiển thị 1 tới 8 trong 47 (6 Trang)