Bài viết nổi bật

7 năm bức tử sông Hậu

Nước cấp là gì?

Theo quy hoạch, TP.HCM sẽ đầu tư xây dựng 11 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu về xử lý nước thải sinh hoạt cho thành phố.

Các chuyên gia môi trường dự báo, sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực xử lý nước thải tại TP.HCM sau nhiều động thái mới cho thấy thành phố sẽ sớm có chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Do đó, muốn đẩy mạnh thu hút nguồn vốn xã hội trong lĩnh vực xử lý nước thải đô thị thì thành phố cần sớm có chính sách, cơ chế rõ ràng về giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải.

Mới đây, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017-2020. Trong đó, về lĩnh vực tài nguyên và môi trường có đề cập đến việc thành phố sẽ đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường; khuyến khích mọi thành phần tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải, nước thải và các dịch vụ bảo vệ môi trường khác. Đặc biệt, thành phố sẽ đưa ra lộ trình phù hợp để điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt, giá dịch vụ thoát nước phục vụ nhu cầu quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, xử lý môi trường nước.

Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập thành phố cũng đang soạn thảo đề án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn thành phố và dự kiến trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt trong năm nay. Khi cơ chế giá dịch vụ thoát nước được ban hành, người xả thải gây ô nhiễm phải trả tiền sẽ đảm bảo tính công bằng và khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý nước thải đô thị tại thành phố.

Viết bình luận

Họ và tên

Email

Nội dung