Bài viết nổi bật

7 năm bức tử sông Hậu

Nước cấp là gì?

Vệt nước đỏ ở vùng biển Kỳ Anh là thủy triều đỏ

Sau khi xét nghiệm, phân tích mẫu nước màu đỏ xuất hiện trên vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh), Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định vệt nước đỏ là do một loại tảo gây nên. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng về kết quả kiểm tra hiện tượng nước biển xuất hiện vệt màu đỏ tại khu vực cảng Vũng Áng và Sơn Dương (Hà Tĩnh). Theo đó, ngày 19/1 và ngày 18/2 tại khu vực cảng Vũng Áng và khu vực bên trong đê chắn sóng cảng Sơn Dương của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp (Formosa Hà Tĩnh) xuất hiện nhiều vệt nước màu đỏ hồng và nổi bọt. Đồng thời, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện một đoạn video quay một họng xả nước màu đỏ không rõ vị trí và cho rằng đó là họng xả của Formosa xả thải. Nhận được thông tin, Bộ TN&MT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, lấy mẫu nước biển để phân tích . Dải nước đỏ khoảng 50 m xuất hiện ngày 18/2 tại cảng Sơn Dương qua phân tích...

VWS đề xuất giải pháp, công nghệ xử lý chất thải mới

Chiều ngày 2/12/2016, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Lãnh đạo TP.HCM đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS), để nghe VWS báo cáo đề xuất các giải pháp, công nghệ mới cho việc xử lý chất thải. Tham dự buổi làm việc có Lãnh đạo nhiều Sở, ngành chức năng của TP.HCM như: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính, Quy hoạch – Kiến trúc, Giao thông Vận tải, Khoa học và Công nghệ, Cục Thuế Thành phố, UBND huyện Bình Chánh, BQL các Khu liên hợp xử lý chất thải. Hiện nay, Công ty VWS và Công ty Cổ phần Xử lý chất thải Việt Nam – Long An đang đầu tư, xây dựng và vận hành Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước tại huyện Bình Chánh, TP.HCM và đang đầu tư, xây dựng Khu công nghệ môi trường xanh tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Sẽ sớm triển khai công nghệ đốt rác phát điện, giảm chôn lấp Báo cáo tại buổi làm việc với Lãnh đạo TP.HCM chiều ngày 2/12/2016, ông David Dương –...

Kiểm soát chặt chẽ môi trường nước lưu vực sông La Ngà

(Tin Môi Trường) - Qua một năm triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông La Ngà trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, tình trạng ô nhiễm môi trường lưu vực sông La Ngà đã được kiểm soát, các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường phần lớn đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Lưu vực sông La Ngà với tổng chiều dài 299 km, diện tích đất tự nhiên 3.990 km2, trong đó phần diện tích lưu vực nằm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là 1.759 km2 có chiều dài là 143 km. Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, lưu vực sông La Ngà chảy qua 3 huyện: Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh. Trong quá trình triển khai đề án, tỉnh Bình Thuận thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đo đạc... tại các điểm nóng về môi trường có khiếu kiện trên địa bàn tỉnh, khu vực giáp ranh 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận. Ông Phạm Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2016 tỉnh đã triển khai phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước lưu vực sông La Ngà,...

8 năm chưa xây xong nhà máy xử lý nước thải

TT - Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Cần Thơ (đặt tại Q.Cái Răng, TP Cần Thơ) có công suất 30.000m3/ngày/đêm, xử lý nước thải cho Q.Ninh Kiều. Tuy nhiên, tám năm trôi qua mà nhà máy này vẫn chưa 
làm xong. Dự án thoát nước và xử lý nước thải Cần Thơ do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư, gồm các hạng mục chính: lắp đặt 23.000m cống thu gom nước thải tại khu vực bắc và nam sông Cần Thơ (Q.Ninh Kiều, Q.Cái Răng) cùng các trạm bơm tăng áp và nhà máy xử lý 
nước thải. Liên danh nhà thầu WaRoTec (Đức) và HAWEICCO (Việt Nam) thi công dự án này. Năm 2007 dự án được khởi công, dự kiến hoàn thành năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa xong. Theo chủ đầu tư, do giá thép và một số mặt hàng vật liệu xây dựng tăng vọt nên nhà thầu HAWEICCO chịu trách nhiệm xây lắp lâm vào tình trạng mất cân đối tài chính khiến việc xây dựng bị đình trệ. Do đó dự án phải điều chỉnh vốn lên mức trên 494 tỉ đồng (vay Ngân hàng...

Đã rõ nguyên nhân cả ngàn tấn cá chết ở miền Tây

An Giang và Đồng Tháp xác định nguyên nhân hơn 1.000 tấn cá chết trên một khúc sông ngắn là do cá thiếu ô xy, do El Nino gây ra... Trong khi hàng chục hộ dân nuôi cá trên sông Cái Vừng (ranh giới An Giang - Đồng Tháp) tán gia bại sản vì thiệt hại hơn 1.000 tấn cá và đổ lỗi do nhà máy xả thải thì cơ quan chức năng của 2 tỉnh đã có kết luận chính thức: Nhà máy này xử lý nước thải tuần hoàn và không xả ra môi trường. Các giải thích của địa phương hợp lý nên người dân chấp nhận. Đồng thời, 2 tỉnh cũng chi khoảng 4 tỷ đồng để hỗ trợ dân khắc phục hậu quả. Ngày 29-4, ông Phạm Tấn Xiếu - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, nguyên nhân chính thức khiến cả ngàn tấn cá chết trên sông Cái Vừng là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - El Nino. Cụ thể, tại thời điểm cá chết, mực nước trên sông Cái Vừng giảm khoảng 30cm so với hàng năm. Trên đoạn sông dài chừng 2km, lượng bè nuôi nhiều, vị trí, khoảng...

Bất an vì nhà máy giấy của Trung Quốc

Dự án nhà máy giấy này không nằm trong quy hoạch, chậm tiến độ gần 10 năm, dùng công nghệ cũ… khiến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ tướng Chính phủ kiến nghị khẩn cấp việc kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy Giấy Lee & Man ở tỉnh Hậu Giang. Mỗi năm, xả khoảng 28.500 tấn xút Nhà máy Giấy Lee & Man (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hồng Kông - Trung Quốc) được xây dựng tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Với tổng mức đầu tư khoảng 1,2 tỉ USD, nhà máy này được xem là có quy mô lớn nhất Việt Nam và nằm trong tốp 5 nhà máy giấy lớn nhất thế giới. Thế nhưng, dự án lại không nằm trong “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010”. Hay “Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020”...

Cá chết ở kênh Nhiêu Lộc do nước ô nhiễm hữu cơ và khí độc

(NLĐO) – Tính đến 17 giờ ngày 17-5 số lượng cá chết vớt lên là trên 14 tấn. Cá chết nhiều nhất là cá rô phi vì sức đề kháng yếu hơn các loại khác. Chiều 17-5, Ban Tuyên giáo Thành uỷ TP HCM đã tổ chức họp báo khẩn thông báo nguyên nhân cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Tiếp tục kiểm tra, không chủ quan Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP HCM cho biết sau khi có hiện tượng trên, sở đã tiến hành xử lý và lấy mẫu nước đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm cho thấy một số chỉ tiêu về độ mặn, độ kiềm nằm trong ngưỡng cho phép không gây chết cá. Một số chỉ tiêu về nhiệt độ, độ trong, độ PH, NH4 vượt ngưỡng cho phép. “Đây là nguyên nhân chính gây ra cá chết hàng loạt. Do đó, nguyên nhân gây ra cá chết do nước bị ô nhiễm cục bộ, sinh ra khí độc vì cơn mưa đầu mùa cuốn dòng nước ô nhiễm thượng nguồn đầu kênh phía Tân Bình đổ xuống” – ông Trung khẳng định. “Cũng...

Không vì nghèo mà bất chấp ô nhiễm

Ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, cho biết đã chỉ đạo kiểm tra, xử lý các thông tin báo chí nêu liên quan Nhà máy Giấy Lee & Man Sáng 27-6, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Hậu Giang đã tiếp xúc với báo chí liên quan đến việc Nhà máy Giấy Lee & Man sắp vận hành thử nghiệm vào tháng 7 tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Sẽ giám sát 24/24 giờ? Khi được hỏi về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được phê duyệt từ năm 2008 là quá cũ, ông Hoàng Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2004, phê duyệt ĐTM là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh. Tuy nhiên, do đây là dự án lớn, công suất cao nên Hậu Giang nhờ Bộ TN-MT hỗ trợ, sau đó tỉnh mới phê duyệt. Nhưng theo quy định mới có hiệu lực từ năm 2014 thì dự án trên do Bộ TN-MT phê duyệt”. Cũng theo ông Cường, do tình hình biến đổi khí hậu đã xảy ra khác so với cách đây 8 năm nên Sở TN-MT...

Hiển thị 33 tới 40 trong 47 (6 Trang)