Bài viết nổi bật

7 năm bức tử sông Hậu

Nước cấp là gì?

Thừa Thiên Huế: Hàng trăm tấn cá bè chết trắng sông, người dân khóc nức nở

Tin Môi Trường) - Khoảng vài trăm tấn cá đã chết nổi trên các bè cá, nhân lên thì ước tính thiệt hại từ 16 đến 18 tỷ đồng. Nhiều người dân đã khóc nức nở khi thấy cá chết bất ngờ... Chiều 6/11 ông Thái Văn Danh, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế cho biết lũ lớn đã làm thiệt hại nặng hàng trăm tấn cá nuôi trên bè của người dân xã. Do mưa lũ lớn trên sông Bồ ở xã Quảng Phú đã làm chết gần như toàn bộ cá diêu hồng, cá rô phi nuôi trong bè của gần 50 hộ dân. Mỗi bè có từ 7 đến 10 ô nuôi cá được làm bằng lưới, thống kê có 182 ô trên tổng số 220 ô nuôi cá của người dân bị chết sạch. Cá đang gần mùa thu hoạch do bị nước lũ đẩy mạnh làm các lưới ở ô dồn cá vào một nơi gây ngộp thở và vỡ nội tạng. Toàn bộ khoảng vài trăm tấn cá đã chết nổi trên các bè cá. Mỗi ô cá bán được từ 60 đến 80 triệu, nhân lên thì ước tính thiệt...

Hà Nội cần rất nhiều tiền để

(Tin Môi Trường) - Có nhà nghiên cứu đã từng nói “Thăng Long – Hà Nội là một thành phố sông, hồ”. Trên thực tế, trải qua quá trình phát triển, Hà Nội đã hình thành các hệ thống sông, hồ nối với nhau thành một chuỗi, tạo nên một hệ thống nhất, gắn liền với cấu trúc đô thị, nằm đan xen trong các khu làng đô thị, khu phố cũ, các chung cư cũ và đô thị mới… Nhưng nếu không có giải pháp bảo vệ và gìn giữ, bản sắc đô thị sông, hồ Hà Nội sẽ bị mai một. *Nhiều dòng sông bị “bức tử”  Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; tình trạng ô nhiễm của các con sông (Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy...) cũng đã giảm nhiều song chưa được triệt để.  Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt của dân cư các quận, huyện ven sông và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp chưa được qua xử lý xả thẳng vào sông. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ...

Bắc Kạn:Nước thải của Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn gây ô nhiễm

Hiện Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn là đơn vị y tế cấp huyện duy nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải y tế.  Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn đi vào hoạt động từ năm 2006 với quy mô 50 giường bệnh, nay đã bị xuống cấp. Ngay từ lúc xây dựng, Trung tâm đã không có hệ thống xử lý nước thải y tế.Nước thải theo đường dẫn nước mưa thông thường chảy thẳng ra môi trường. Trung tâm đã phải tự đầu tư xây dựng hai bể chứa tạm thời để nước thải lắng rồi thấm xuống môi trường đất. Theo quan sát của phóng viên, hai bể chứa nước thải nhỏ, nằm ở cuối bệnh viện. Sát với đó, cách một bức tường là ruộng canh tác của người dân Bản Súng. Mỗi khi có mưa to, lượng nước thải trong hai bể chứa này tràn ra ngoài và chảy xuống phần ruộng của người dân gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cuộc sống và diện tích trồng hoa màu của người dân.  Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo đơn vị này thừa nhận...

Hà Nội kiểm soát ô nhiễm làng nghề bằng hệ thống quan trắc tự động

Theo kế hoạch triển khai Đề án Bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội, để kiểm soát ô nhiễm, sẽ có hệ thống quan trắc tự động được xây dựng trong giai đoạn từ 2018-2020. ​Theo thống kê, Hà Nội là địa phương có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước với 1.350 làng nghề. Trong đó, có gần 300 làng nghề đã đăng ký và được công nhận. Hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn đang thu hút gần 1 triệu lao động tham gia, trong đó có hơn 700.000 lao động thường xuyên. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng gây ô nhiễm môi trường ở mức cao. Số liệu quan trắc của các cơ quan bảo vệ môi trường cho biết, từ năm 2007, không khí tại các làng nghề có nồng độ bụi vượt 1,4-6,7 lần giới hạn. Các làng nghề cơ khí có nồng nộ các kim loại nặng vượt giới hạn, nồng độ nhiều chất hữu cơ độc rất cao. Nước ngầm tại các làng nghề cũng chịu tác động từ ô nhiễm nước thải ở mức khá nghiêm trọng. Mặc dù vậy, các...

Bảo vệ môi trường tại các nhà máy nhiệt điện than

Cả nước hiện có 26 nhà máy nhiệt điện than (NMNÐT) đang vận hành, với tổng công suất khoảng 13.810 MW, tiêu thụ khoảng 47,8 triệu tấn than/năm. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có thêm 15 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động, nâng tổng công suất lắp đặt của các NMNÐT lên 24.370 MW và tiêu thụ khoảng 60 triệu tấn than/năm. Tuy nhiên, không ít NMNÐT hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ đã xảy ra các sự cố, gây ô nhiễm môi trường. ​ Đánh giá về công nghệ và công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các NMNÐT ở nước ta hiện nay, Tổng cục trưởng Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Văn Tài cho biết: Trên thế giới, nhiên liệu than dùng cho các nhà máy nhiệt điện sản xuất khoảng 40% tổng điện năng của tất cả các nước, thậm chí một số nước còn có tỷ lệ cao hơn như Nam Phi (93%), Trung Quốc (79%), Ấn Ðộ (69%) và Mỹ (49%). Do nhu cầu năng lượng tiếp tục gia tăng, cho nên than vẫn là nguồn năng lượng sơ cấp quan...

Hệ thống dọn rác trên biển của sinh viên Hà Lan 20 tuổi

Hệ thống dọn rác thải này hứa hẹn sẽ giúp dọn sạch hàng chục ngàn tấn rác trên đại dương. Chủ nhân của hệ thống là sinh viên Hà Lan Boyan Slat, 20 tuổi.​ ​Năm ngoái, Slat đã lập tổ chức phi lợi nhuận Ocean Cleanup (Dọn sạch đại dương) và phát động chiến dịch gây quỹ quy mô lớn, thu được 2 triệu USD. Theo Discovery, kế hoạch của Slat là lắp đặt một hệ thống phao nổi hình chữ V trên đường đi của các dòng hải lưu lớn. Hệ thống này sẽ thu gom rác trôi nổi trên mặt nước mà không gây ảnh hưởng đến sinh vật biển bên dưới. Rác sẽ dồn về góc hình chữ V và các tàu sẽ đến chở rác đi xử lý. Hệ thống sẽ bắt đầu được đưa vào vận hành vào năm tới trên vùng biển giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, gần nhóm đảo Tsushima. Theo thiết kế, hệ thống sẽ gom rác trong hai năm trước khi được triển khai rộng ra. Tổng chiều dài của nó 20km - là cấu trúc nổi trên biển dài nhất từ trước tới nay. Dự kiến đến giai đoạn cuối nó sẽ được thiết kế dài đến 100km. Theo ước tính của Ocean Cleanup, khi đó hệ thống có thể loại bỏ 42% lượng rác trên Thái Bình Dương trong 10 năm, tương đương 70.320...

Làng bún nổi tiếng Hà Nội đau đầu với nước thải

Mỗi ngày khối lượng bún sản xuất đạt gần 80 tấn, cung cấp cho khoảng trên 50% thị phần khu vực Hà Nội. Giai đoạn ép, nước bột gạo đã lên men chảy ra rất nhiều. Nước thải từ quá trình sản xuất bún có nhiều tinh bột. Qua quá trình phân hủy các vi sinh vật, phân giải thành các acid, gây mùi hôi cho nguồn nước. Nước sau khi ngâm bún sẽ được nối vòi chảy trực tiếp ra đường ống nước thải của làng chứ không qua giai đoạn xử lý nào. "Các đoàn kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên đến kiểm tra chất lượng bún mà chưa có hướng dẫn về xây dựng bể lắng lọc cho giai đoạn xử lý chất thải", anh Hùng - thành viên câu lạc bộ bún nói. Rác thải cặn trong quá trình làm bún là một tác nhân lớn gây ô nhiễm môi trường.  Những hố ga dùng tại cơ sở sản xuất cũng chưa đạt. Lượng lắng đọng cặn bẩn, tạp chất từ sản xuất không được bao nhiêu. Gần như nước thải được xả trực tiếp ra hệ thống cống rãnh rồi theo đó ra sông Nhuệ. Một...

Hàng loạt trạm xử lý nước thải ở Hà Nội có cũng như không

Các trạm xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp ở Hà Nội có cũng như không, nơi thì trùm mền, chỗ thì không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, hệ quả môi trường lãnh đủ. Khu xử lý nước và nước thải thuộc cụm Yên Sở (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh Hàng loạt trạm xử lý nước thải hoạt động không hiệu quả, xây dựng xong nhưng chưa hoạt động, không hoạt động, đó là đánh giá sau đợt giám sát của HĐND TP Hà Nội tại các cụm công nghiệp trên địa bàn. Cụ thể, trong tổng số 43 cụm công nghiệp đã hoạt động có tới 19 cụm chưa có dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.  Ngoài ra, trong số các cụm đã có trạm, có 8 cụm chưa hoạt động hoặc không hoạt động, một số cụm hoạt động không đạt chất lượng.  Trong đó có các trạm công suất thiết kế lớn như cụm Duyên Thái (huyện Thường Tín), Nguyên Khê (huyện Đông Anh), Bát Tràng (huyện Gia Lâm)… Nhiều trạm xử lý nước thải tập trung của các cụm công nghiệp đã được xây dựng cũng không...

Hiển thị 9 tới 16 trong 47 (6 Trang)