Rất nhiều khách hàng cho Chúng tôi biết họ dùng axit để tẩy màng RO thì rất sạch. Họ cho rằng áp lực trước khi tẩy là 08kg/cm2 nhưng sau khi tẩy áp đạt 05kg/cm2 và lưu lượng nước chảy mạnh hơn tức là cáu cặn đã được tẩy sạch. Chúng tôi có đặt câu hỏi “vậy trở lực thông thường là bao nhiêu thì họ cho biết khoảng 6kg/cm2”. Chúng tôi thắc mắt tại sao sau khi tẩy trở lực nước lại thấp hơn và lưu lượng nước lại lớn hơn thông thường, khách hàng vẫn trả lời là tốt chứ sao? Vậy có thật sự tốt không? Liệu màng RO có bị thủng không? Điều khách hàng quan tâm là lưu lượng nước và trở lực hay chất lượng nước được xử lý qua màng RO?
Chúng tôi được biết có hai dạng tạp chất gây tắt nghẽn màng RO:
- Các hợp tác vô cơ gồm các chất lơ lửng, ion của muối hòa tan, …
- Các hợp chất hữu cơ, vi sinh…
Để vệ sinh màng RO cần loại bỏ hai loại hợp chất này. Nếu như trong hệ thống RO không tồn tại vi sinh thì việc sử dụng axit hay hóa chất tẩy có tính axit thì có thể tẩy sạch cặn vô cơ. Nếu như trong hệ thống RO có tồn tại vi sinh, khi dùng axit hay hóa chất tẩy có tính axit thì các vi sinh sẽ bị đóng cứng lại rất khó loại bỏ, thậm chí tạo một lớp màng cứng vĩnh cữu che bít màng RO.
Điều Chúng tôi muốn đề cập ở đây là Quý công ty đã làm gì để kiểm soát nồng độ hóa chất trong suốt quá trình tẩy hay chỉ dựa vào kinh nghiệm (tuần hoàn từ 3-6 giờ, sau đó xả bỏ là xong). Nếu may mắn với loại cáu cặn có thể tẩy trong 3-6 giờ thì không có vấn đề gì. Còn nếu như loại cáu cặn chỉ cần tẩy 02 giờ là sạch thì thời gian dư sau đó có ảnh hưởng gì đến thiết bị không (ví dụ ăn mòn). Còn với loại cặn cứng đầu, cần thời gian tẩy nhiều hơn 6 giờ thì làm sao sạch được.
Sau khi tẩy xong hóa chất được xả bỏ và Quý khách hàng dùng nước sạch để vệ sinh thiết bị. Làm thế nào để nhận biết hóa chất tẩy đã sạch khỏi thiết bị. Cần lưu ý rằng “ nếu như không vệ sinh sạch hóa chất khỏi thiết bị thì lâu ngày thiết bị sẽ nhanh bị mục và điều quan trọng là hóa chất tẩy không được chứng nhận an toàn NSF nên một dư lượng nhỏ hóa chất tẩy còn sót lại sẽ gây hại nếu như nước màng RO được dùng để ăn uống và chế biến thực phẩm”
Chúng tôi nhận thấy việc tẩy rửa màng RO là việc làm cần thiết, nhưng cần quan tâm đến những tiêu chí sau:
1. Sạch cặn và an toàn cho thiết bị (Sử dụng quy trình tẩy hợp lý, có thiết bị để kiểm tra định lượng chứ không dựa vào kinh nghiệm)
2. Sạch hóa chất tẩy (sử dụng thiết bị kiểm tra định lượng)