Nhiều khách hàng than phiền rằng lò hơi của họ mặc dù sử dụng hoá chất chống cáu cặn (hóa chất xử lý nước) theo khuyến cáo của nhà sản xuất lò hơi nhưng sau một thời gian khoảng 1 đến 2 năm khi mở lò hơi ra vẫn có nhiều cặn bám lý do vì sao? Có phải hoá chất không hiệu quả? Hay sử dụng chưa đúng cách.
Ngày nay khách hàng đã biết được rằng để lò hơi đạt hiệu quả cao nhất, có tuổi thọ dài và vận hành an toàn thì chất lượng nước và phương pháp vận hành cũng như công tác bảo trì, bảo dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Có quan niệm cho rằng chỉ cần sử dụng hoá chất chống cáu cặn thì lò hơi sẽ không bao giờ bị bám cặn, đây là quan niệm hoàn toàn sai vì thực ra để lò hơi không bị bám cặn cần đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Hoá chất chống cáu cặn lò hơi chỉ là một trong nhiều yếu tố làm chậm quá trình bám cặn, hoá chất chỉ đóng vai trò là chất “xúc tác” làm chậm quá trình kết hợp các ion Ca, Mg … trở thành cáu cặn và duy trì chúng ở trạng thái “lơ lửng”, quá trình xả đáy lò tạo áp lực đẩy các “tạp chất” đó ra ngoài không làm chúng bám lại trên bề mặt truyền nhiệt lò hơi.
Cơ chế hoạt động của hoá chất cho thấy chúng không phải chống cáu cặn mà thực ra chỉ làm chậm quá trình hình thành cáu cặn, trong thời gian chậm hình thành cáu cặn, các “tạp chất” đó được đưa ra ngoài qua quá trình xả đáy. Vấn đề lò hơi đã sử dụng hoá chất nhưng vẫn bị bám cáu chúng ta cần phải phân tích các yêu tố sau:
Nồng độ chất làm chậm hình thành cáu có đủ không, xin lưu ý nếu nồng độ thiếu hoặc thừa đều gây ra cáu cặn. Nếu thiếu sẽ không đủ để làm chậm quá trình kết hợp các ion gây cáu cặn và kéo các tạp chất ở tình trạng “lơ lửng”, nếu thừa vô tình làm tăng lượng tạp chất có trong nước lò hơi, thay vì chất làm chậm hình thành cáu cặn tạo tình trạng “lơ lửng” vì quá thừa nó trở nên “nặng” và lắng xuống dần dần sẽ tạo thành cặn. Vì vậy tình trạng bám cặn trong lò hơi ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Tình trạng xả đáy không phù hợp cũng gây nên tình trạng cáu cặn, xả đáy là đưa lượng nước cùng tạp chất ra ngoài lò. Lò hơi là thiết bị cô đặc, biến nước thành hơi, như vậy khi nước bốc hơi những tạp chất sẽ bị cô đặc và phản ứng với nhau tạo hợp chất nếu không được đưa ra ngoài kịp thời sẽ sa lắng và bám vào bề mặt truyền nhiệt. Vì vậy việc xả đáy lò hơi rất quan trọng nếu xả không đủ tạp chất không được đưa hết ra ngoài thì chắc chắn lò hơi sẽ bị cặn, dần dần lớp cặn ngày càng dày dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho lò hơi đó là một trong những nguyên nhân lò hơi có sử dụng hoá chất chống cáu cặn mà cáu cặn vẫn hình thành.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TRONG CÔNG NGHỆ TẨY RỬA :
a. Xác định các thông số kỹ thuật :
- Xác định thành phần độ dày và thành phần hoá học của lớp cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị truyền nhiệt.
- Xác định thể tích chứa nước của lò hơi cũng như thiết bị truyền nhiệt.
b. Quy trình súc rửa lò hơi :
- Cho hoá chất tẩy cặn lò hơi vào nồi hơi cùng với nước theo tỷ lệ phù hợp với dung dịch của nồi hơi và ngâm trong thời gian từ 12 – 20 giờ, dùng nhiệt độ để hỗ trợ (từ 120 – 1300C tương đương với áp suất trong nồi từ 2.5 bar – 3.0 bar) cho quá trình tạo bột để tách cáu cặn ra khỏi bề mặt truyền nhiệt dược hoàn toàn.
- Sau đó mở van thoát, mặt bích đáy đưa cáu cặn ra ngoài và dùng nước xả mạnh.
- Thay Roong mới và đóng tất cả các mặt bích lại để thử áp lực 5kg/cm2trước khi đưa vào sản xuất bình thường.
- Tổng thời gian phá cáu cặn hoàn tất một lò hơi là 2 ngày.
Chú ý: Tùy trường hợp cụ thể (nhu cầu sản xuất, mặt bằng, khoảng cách, địa hình) mà thời gian tẩy lò hơi từ 02 đến 03 ngày. Tuy nhiên thời gian tối thiểu quy trình có thể thực hiện được là một đêm và một ngày (24 giờ).
Rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hợp tác từ quý công ty!