Thông thường, nước cấp vào màng RO đã được xử lý qua các công đoạn lắng, lọc thô, xử lý vi sinh, lọc tinh nhưng dù sử dụng thiết bị lọc gì thì vẫn còn một lượng tạp chất đi vào màng RO.
Màng RO là thiết bị lọc thẩm thấu ngược, có kích thước mao quản rất nhỏ nhưng các chất bẩn, vi sinh,… có kích thước lớn hơn mao quản RO thì đều bị giữ lại. Chính vì lý do đó mà sau một thời gian hoạt động thì các tạp chất sẽ lấp đầy lỗ mao quản, gây nghẹt, tăng áp và giảm lưu lượng nước. Do đó, cần phải vệ sinh để loại bỏ các tạp chất ra khỏi màng RO.
Tạp chất gây tắc nghẽn màng RO thông thường là cáu cặn và vi sinh
Vậy có loại hóa chất nào vừa tẩy cáu cặn lại có thể tẩy vi sinh? Trên thị trường chưa thấy có loại hóa chất nào có đáp ứng 2 công dụng này
Nếu sử dụng hóa chất tẩy riêng biệt (tẩy cáu cặn hoặc tẩy vi sinh) thì sử dụng hóa chất tẩy nào trước?
Quy trình tẩy:
Bước 1: Tẩy vi sinh bằng hóa chất tẩy có tính kiềm (không phải kiềm)
Bước 2: Tẩy cáu cặn bằng hóa chất tẩy có tính axit (không phải axit)
· Trong quá trình tẩy cần lưu ý:
- Đường ống lắp đặt nên sử dụng đường ống mềm để dễ thao tác
- Trong suốt quá trình tẩy rửa cần kiểm tra nồng độ hóa chất tẩy để biết hiệu quả tẩy và tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất như pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, chênh lệch áp suất…
- Không sử dụng hóa chất tẩy có tính axit để tẩy cáu cặn trước vì nếu trong màng RO có vi sinh thì hóa chất tẩy có tính axit sẽ phản ứng với màng vi sinh tạo lớp màng rất cứng làm cho màng RO bị tắc nghẽn còn nghiêm trọng hơn.
- Hóa chất tẩy thường không có chứng nhận FDA hay NSF vì
thế khi kết thúc quy trình tẩy cần vệ sinh sạch hóa chất tẩy rửa bằng nước sạch, không chứa hóa chất clo sau khi kết thúc mỗi giai đoạn tẩy rửa.