Nước dùng trong tháp giải nhiệt có vai trò là phương tiện truyền nhiệt, chúng nhận nhiệt và thải nhiệt ra ngoài không khí bằng cách bay hơi. Tuỳ vào chất lượng của nguồn nước ban đầu cấp vào, nước trong hệ thống sẽ dần xuất hiện các vấn đề sau:
Nước dùng trong tháp giải nhiệt có vai trò là phương tiện truyền nhiệt, chúng nhận nhiệt và thải nhiệt ra ngoài không khí bằng cách bay hơi. Tuỳ vào chất lượng của nguồn nước ban đầu cấp vào, nước trong hệ thống sẽ dần xuất hiện các vấn đề sau:
1. Cáu cặn:
- Ăn mòn
- Vi sinh vật phát triển
- Tích tụ chất bẩn
2. Những vấn đề trên thường xuất hiện với nhau và gây ra những thiệt hại như:
- Ngừng máy đột xuất do hỏng hóc
- Giảm hiệu quả truyền nhiệt
- Tăng lượng nước sử dụng
- Tăng chi phí vận hành và bảo trì, tốn chi phí thay thế phụ tùng
- Giảm tuổi thọ của hệ thống do dùng axit vệ sinh đường ống.
3. Không có một phương pháp duy nhất nào để xử lý nước trong hệ thống giải nhiệt mà phải phối hợp các phương pháp lại với nhau. Việc lựa chọn một chương trình xử lý nước cho một hệ thống cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Thiết kế của hệ thống. Bao gồm công suất, kiểu tháp, độ sâu bể nước, vật liệu xây dựng, lưu lượng, tỉ lệ truyền nhiệt, độ chênh nhiệt độ và các phụ kiện liên quan.
- Nước, bao gồm chất lượng nước, các thành phần trong nước, hệ thống tiền xử lý nước sẵn có.
- Những quy định hạn chế về xả nước thải.
- Môi trường xung quanh và chất lượng không khí.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày về những lý do và phương tiện để kiểm soát cáu cặn, ăn mòn và ô nhiễm sinh học trong nước.
Tải thêm phần mềm chỉnh sửa ảnh photowonder và dùng ứng dụng photowonder để có bức ảnh đẹp
CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA NƯỚC GIẢI NHIỆT:
Ngoài các thông số liên quan đến thiết kế hệ thống giải nhiệt, thì chất lượng nước là yếu tố quan trọng nhất để quyết định đến phương pháp xử lý nước. Các thông số quan trọng của nước giải nhiệt là: độ dẫn điện, tổng chất rắn hòa tan (TDS), độ cứng, độ pH, độ kiềm và chỉ số bão hòa.
Độ dẫn điện và tổng chất rắn hòa tan (TDS):
Độ dẫn điện là một thước đo khả năng dẫn điện của nước và nó tương quan với số lượng các chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. Nước cất tinh khiết có độ dẫn rất thấp (khoáng chất thấp) và nước biển sẽ có độ dẫn cao (khoáng chất cao).
Hiện diện của các chất rắn hòa tan không có vấn đề liên quan đến khả năng làm mát của nước. Tuy nhiên vấn đề với chất rắn hòa tan ở chỗ là rất nhiều các hợp chất và thành phần trong nước sẽ kết hợp với nhau để tạo thành các kết tủa khoáng không tan trên bề mặt truyền nhiệt, thường được gọi là "cáu cặn". Cáu cặn cố bám dính vào bề mặt, từ từ trở nên nhiều hơn và bắt đầu tác động vào hệ thống đường ống, ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt và áp lực nước.
Mục tiêu duy trì chính trong hầu hết các hệ thống nước tuần hoàn là giảm thiểu sự hình thành cáu cặn. Độ dẫn điện có thể được sử dụng là giá trị kiểm soát khi mà mối quan hệ TDS / độ dẫn điện đã được xác định.
pH:
- pH là thước đo tính axit / bazơ của nước. Phạm vi đo 0-14, với 7 là trung tính.
- pH dưới 7 cho thấy môi trường axit, trong khi độ pH lớn hơn 7 cho thấy bazơ. pH được báo cáo theo "đơn vị logarit," giống như độ Richter đo động đất. Mỗi số đại diện cho sự thay đổi 10 lần nồng độ axit/bazơ nước. Ví dụ nước pH 5 là có tính axit bằng mười lần nước có độ pH 6.
- Kiểm soát độ pH là rất quan trọng đối với hầu hết các chương trình xử lý nước làm mát. Nhìn chung, khi độ pH biểu thị môi trường axit, khả năng ăn mòn tăng và khi độ pH biểu thị trường kiềm, khả năng đóng cặn tăng.
Độ kiềm:
Giá trị pH > 7 biểu thị tính kiềm. Khi pH nhỏ hơn 8.3, hầu hết các độ kiềm trong nước ở dạng bicarbonate, và hình thành cáu cặn thường không phải là vấn đề. Tuy nhiên, khi độ pH tăng lên trên 8.3, độ kiềm chuyển đổi từ bicarbonate với cacbonat và cáu cặn sẽ bắt đầu hình thành.
Độ Cứng:
Lượng canxi và magiê hòa tan trong nước xác định "độ cứng" của nó. Độ cứng tổng được chia thành hai loại:
- Độ cứng Cacbonat hoặc độ cứng tạm thời
- Độ cứng phi-cacbonat hoặc độ cứng vĩnh viễn
- Độ cứng, đặc biệt là độ cứng tạm thời là phổ biến nhất và chịu trách nhiệm cho sự lắng đọng của cáu cặn cacbonat canxi trong đường ống, thiết bị. Về mặt kỹ thuật bất kỳ ion kim loại hóa trị hai như sắt, mangan hoặc thiếc sẽ tạo nên độ cứng, nhưng canxi và magiê là hai thứ phổ biến nhất.
Chỉ số bão hòa:
Chỉ số bão hòa của nước hoặc chỉ số Langlier Saturation (LSI) là thước đo của sự ổn định của các nước liên quan đến sự hình thành cáu cặn. Khi LSI dương thì nước có xu hướng hình thành cáu cặn, và khi LSI âm thì nước có xu hướng ăn mòn. LSI từ 0 – 1,0 được coi là ổn định.