DỊCH VỤ XỬ LÝ NƯỚC BỂ BƠI
I. Tiêu chuẩn chất lượng nước bể bơi
1.1 Tiêu chuẩn nước đầu vào
Tiêu chuẩn nước bể bơi được đưa ra theo một số căn cứ và quy định như:
- Căn cứ vào tiêu chuẩn chất lượng nước của Việt Nam TCVN5942-1995
- Căn cứ vào tiêu chuẩn cho phép chất lượng nước cấp vào bể bơi của Quốc tế.
- Căn cứ vào quy định chất lượngnước cấp vào bể bơi của Trung tâm bể bơi .
ừ một số căn cứ trên, chúng ta có thể đưa ra bảng tiêu chuẩn chất lượng nước cấp vào bể bơi, nhằm đảm bảo sức khoẻ của nhân dân và tạo điều kiện tốt cho quá trình xu ly nuoc be boi (xử lý nước bể bơi)
TT | Thông số |
Đơn vị |
Giá trị giới hạn |
1 | PH |
|
6.5 đến 8.0 |
2 | Độ màu |
|
5 đến 50 |
3 | Độ cứng (tính theo CaCO3) |
Pt – Co |
150 - 500 |
Tổng lượng kiềm (tính theo CaCO3) |
Mg/l |
80 – 50 |
|
4 | Chất rắn lơ lửng |
Mg/l |
Nhỏ hơn 20 |
5 | Ôxy hoà tan |
Mg/l |
Lớn hơn 6 |
6 | Asen |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,05 |
7 | Cadmi |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,01 |
8 | Chì |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,05 |
9 | Crôm (Cr+6) |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,05 |
10 | Xianua |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,01 |
11 | Đồng |
Mg/l |
Nhỏ hơn 1,0 |
11 | Đồng |
Mg/l |
Nhỏ hơn 1,0 |
12 | Florua |
Mg/l |
Nhỏ hơn 1,0 |
13 | Kẽm |
Mg/l |
Nhỏ hơn 5,0 |
14 | Mangan |
Mg/l |
0,1 |
15 | Amoniăc (tính theo N) |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,05 |
16 | Phênol |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,001 |
17 | Sắt |
Mg/l |
1 – 5 |
18 | Sunphát |
Mg/l |
200 – 400 |
19 | Thuỷ ngân |
Mg/l |
Nhỏ hơn 0,001 |
20 | BOD |
Mg/l |
0 – 25 |
21 | COD |
Mg/l |
35 |
22 | Fecalcoli |
MPN/100ml |
Không |
23 | Coliorm |
MPN/100ml |
3 |
24 |
|
|
1.1 Tiêu chuẩn hoá chất trong bể bơi
Bể bơi |
Mức tối thiểu |
Lý tưởng |
Mức tối đa |
Độ clo dư |
1,0 |
1,0 – 3,0 |
3,0 |
Hỗn hợp clo |
0 |
0 |
0,2 |
Brôm |
2,0 |
2,0 – 4,0 |
4,0 |
Độ pH |
7,2 |
7,2 – 7,6 |
7,8 |
Tổng lượng kiềm |
60 |
80–100 đối với clo dạng dung dịch, cal hypo, lithium hypo100 – 120 đối với clo dạng khí, dichlor, trichlor và hợp chất brôm |
180 |
Tổng chất rắn hoà tan |
300 |
1000 – 2000 |
3000 |
Độ cứng canxi |
150 |
200 – 400 |
500 – 1000 |
Axit |
10 |
30 – 50 |
150 ngoại trừ những nơi được phòng y tế kiểm định, lượng đòi hỏi là 100 ppm |
II. Những quy định cơ bản trong xử lý nước:
2.1 Cân bằng pH
+ Nếu pH quá thấp, các thiết bị trong bể dễ bị ăn mòn, giảm hiệu quả của máy lọc, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt)
+ pH quá cao: Nước đục, chất xử lý không hiệu quả, chi phí để duy trì độ trong sạch của bể tốn kém, ảnh hưởng đến da và mắt (rát da, xót mắt), xuất hiện cặn, nước nặng.
- Thành công hay thất bại của việc xu ly nuoc be boi(xử lý nước bể bơi) còn phụ thuộc vào sự cân pH trong nước (tự động điều chỉnh pH trong nước)
- Những điều cần biết:
+ pH phản ánh độ axit hay kiềm trong nước
+ Độ pH có thể thay đổi từ 0 đến 14
+ Độ trung tính của pH là 7,0 trong các bể bơi độ trung tính vào khoảng 7,2.
Dưới 7,2 nước sẽ thừa iopn H+, lúc này nước mang tính axit và sẽ chuyển màu vàng trong ống kiểm tra pH
TRên 7,2 nước sẽ thiếu ion H+ lúc này nước sẽ mang tính kiềm và sẽ chuyển màu tím trong ống kiểm tra pH
Độ pH đạt tiêu chuẩn cho phép phải nằm trong khoảng 7,2 ; 7,6. Lúc đó nước sẽ trong, dễ duy trì, tiết kiệm được hoá chất bảo dưỡng bể bơi.
2.2 Điều chỉnh pH trước khi xử lý nước
Sử dụng bộ đồ kiểm tra nước mỗi tuần 2 lần
Nếu trên 7,6 cần phải thả pH minus để hạ pH xuống
Dưới 7,2 cần phải thả pH plus để tăng pH đạt tiêu chuẩn trong khoảng 7,2 đến 7,6
Để tăng pH lên 0,2 đơn vị pH cần 1kg pH plus/100m3
Để giảm pH xuống 0,1 đơn vị pH cần 1kg pH minus/100m3
Ví dụ: Bể bơi 50m3 trong đó độ pH là 7,8
Để giảm pH xuống 7,4 = 0,4/100m3 = 4kg
= 0,4/50m3 = 2kgpH minus
Hàng năm phải thay các chai thuốc thử và bảo quản ở nơi không có ánh năng mặt trời. Thuốc thử viên có thể thay thế bằng thuốc nước
2.3 Biện pháp chống rêu, tảo
Cần phải ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của rong tảo. trong nhiều trườg hợp, chlorine không có tác dụng và rong rêu trở thành miễn dịch.
Nên kết hợp 2 phương pháp quan trọng sau đây:
A. Hàng tuần lau cọ đáy bể, tường, đá lát thật kỹ càng để ngăn sự hình thành của các nhóm rong tảo.
B. Quy định sử dụng chất diệt tảo trong bể phụ thuộc vào từng loại của chất xử lý
Giữ cho máy lọc luôn sạch và khu vực xung quanh bể cũng phải luông sạch sẽ và khô ráo.
Ngoài ra còn phải đảm bảo đầy đủ thời gian lọc, giữ cho máy lọc sạch sẽ, khô ráo, tất cả những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự phát triển của rong tảo
III. CÁC HOÁ CHẤT SỬ DỤNG CHO BỂ BƠI
3.1 Shock Chlorine
Shock chlorine dạng viên được sử dụng trong hai trường hợp:
- Khi nước trong bể bơi có hiện tượng lỏng: liều dùng lúc này là 1 viên cho 1m3 nước, viên clo phải được đặt trong rổ lọc và được xử lý cho đến khi đạt được lượng clo tiêu chuẩn
- Liều lượng duy trì định kỳ dành cho bể bơi: 10 viên cho 50m3 sử dụng trong 2 đến 3 ngày
Liều lượng trên chỉ là tương đối. Do đó, cần phải kiểm tra độ pH, độ clo và số lượng người bơi cũng như nhiệt độ của nước.
3.2 Long lasting chlorine
Viên clo này là chất cô đặc (lượng clo tối thiểu có sẵn là 90%) và ta có thể xử lý nước bằng clo thường xuyên. Việc xử lý nước bằng clo không ảnh hưởng đến độ pH, không làm cản trở việc lọc tuần hoàn của máy và không làm đục nước bể bơi.
Liều lượng clo cần duy trì: 1 viên cho 40m nước mỗi tuần
Hoà tan từng phần hoặc hoà tan cả viên, viên clo có tác dụng xử lýnước trong vòng 5 – 7 ngày. Nên nhớ phải đặt viên clo vào rổ lọc
Lượng clo được đưa ra chỉ là tương đối, nên cần phải kiểm tra độ pH hoặc clo, số lượng người bơi, nhiệt độ nước trước khi có quyết định về liều lượng clo cho xuống bể
3.3 pH minus
pH - được dùng để đảm bảo cân bằng lượng hoa chat be boi hoá chất trong nước và giúp cho việc xử lý nước đạt được hiêụ quả tốt nhất. Độ pH cần thiết được duy trì trong nước và từ 7,2 – 7,6, pH được sử dụng khi độ pH trong nước vượt quá mức cho phép (lớn hơn 7,6)
Cách sử dụng đã được trình bày ở mục 2.2.. Tuy nhiên cần phải bỏ các hoá chất vào rổ lọc. Liều lượng đôi khi chỉ là tương đối nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau.
3.4 pH plus
pH + để đảm bảo cân bằng nước và giúp cho việc xử lý nước đạt hiệu quả tốt nhất.
Được sử dụng khi độ pH trong nước thấp hơn 7,2
Cách sử dụng được trình bày trong mục 2.2.
3.5 JD flash.
Đây là chất diệt tảo được sử dụng 1 lít cho 10m3 nước mỗi tháng
Cách pha chế: Chất diệt tảo này được sử dụng với clo dạng viên, chất diệt tảo được sử dụng cho một chất khử trùng nhanh
Chú ý:
- Tuy nhiên, liều lượng của clo có thể sẽ gây ra sự phản ứng với chất diệt tảo. Do vậy cần phải đổ chất diệt tảo ở ngay phía trước cửa vòi xả.
- Cần phải đeo găng tay mỗi khi xử lý nước, ngoài ra các chai đựng chất diệt tảo phải được đậy nắp chặt và không được đặt nghiêng.
Bạn có thể liên hệ với các đại lý của hãngTHẮNG LỢI POOL để biết thêm chi tiết.
3.6 JD kit 4 in 1
JD 4 in 1 được sử dụng đều đặn hàng tháng cho bể bơi THẮNG LỢI POOL. Sử dụng mỗi tuần 01 hộp JD 4 in 1 và được đặt chính xác vào trong rổ lọc. Mỗi liều lượng đảm bảo:
- Tẩy sạch chất clo
- Diệt rong tảo
- Làm trong nước
- Điều hoà việc xử lý nước
Cách sử dụng:
Chất JD 4 in 1 có thể được xử lý cho bể bơi với dung tích khoảng 50m3 nước/1 tuần. Ngoài ra cần phải đặt chất JD 4 in 1 vào trong rổ lọc đảm bảo cho việc xử lý nước đạt hiệu quả cao
3.7 JD shock
JD shock là hoá chất khử trùng với nồng độ từ 65 đến 90% . Trong thành phần có chất ổn định kìm hãm sự bay hơi trong nước
Tính chất: JD shock ở trạng thái hạt nhỏ chống bụi màu trắng,
Đóng gói trong gói 2 kg, thùng 45 kg, thùng 50 kg
Sử dụng: tuỳ theo tình trạng nước có thể sử dụng từ 200 gr đến 500 gr cho 100 m3
3.8 Flocoulant:
Là chất kết lắng cực nhanh được sử dụng kết hợp với chất diệt tảo sử dụng mỗi tuần một lần hoặc khi có rêu tảo
Liều lượng sử dùng tuỳ theo yêu cầu nhanh chậm có thể sủ dụng từ 1l/100m3 đến 2l/100 m3
3.9 Chất kết lắng dạng bột
Tương tự như chất flocoulant nhưng là dạng bột có liều lượng sử dụng 1,2 kg/100 m3
IV. Các nguyên nhân và giải pháp cho xử lý nước bể bơi
4.1 Nước xanh có tảo
Nguyên nhân |
Giải pháp |
1. pH quá cao | 1. axit hoá, cho pH thấp xuống 6,8 đến 7,2 |
2. Không đủ chất xử lý | 2. Cho shock clo 10g/m3 hoặc THẮNG LỢI POOL flash. 1lít/10m3 |
3. Không đủ thời gian lọc | 3. Bật máy lọc liên tục không ngừng cho đến khi nước trở lại bình thường. Giựat túi lọc 2 lần/ngày |
4. Lạm dụng tấmphủ | 4. Thông hơi tối đa cho bể (tháo tấm phủ ra) |
Các đám rong rêu rất dễ bám vào thành bể, đáy bể, bờ tường. Do đó bạn phải thường xuyên làm vệ sinh chúng trong thời gian này.
Chú ý: Thời tiết mưa bão là điều kiện tốt cho rong rêu phát triển
4.2 Nước xanh đậm
Nguyên nhân |
Giải pháp |
Nguyên nhân giống như trên nhưng cộng thêm:- Chủ nhà đi vắng lâu ngày- Cách xử lý nước không thích hợp | Ngoài biện pháp hút sạch nước trong bể chúng tôi còn đưa ra hai giải pháp1. Sử dụng biện pháp kết tủa. Hãy liên hệ với THẮNG LỢI POOL để có chuyên viên đến giải quyết2. Túi lọc khổ lớn MEGABAG (xem phần dành riêng cho mục này) |
4.3 Nước đục
Nguyên nhân |
Giải pháp |
1. Cholrrine quá liệu, độ pH quá cao nên nước bị vẩn đục | 1. Hạ độ pH xuống dưới 7,2- Để máy lọc liên tục chạy- Giặt túi lọc 2 lần/ngày |
2. Chlorine quá liều + chất diệt tảo quá liều dẫn đến nước trắng đục như sữa | 2. Tháo một nửa nước trong Bể- Điều chỉnh pH lên 7m2- Máy lọc chạy liên tục- Giặt túi 2 lần/ngày |
3. Nước rất nặng (có nhiều muối vô cơ) độ pH quá cao dẫn đến nước kết tủa có nhiều cặn- Nước nhẹ: từ 0 đến 150F- Nước nặng không đáng kể từ 15 – 250F- Nước nặng: từ 250F trở lên | 3. Giảm độ pH xuống 7,2 và duy trì độ pH này- Sử dụng máy hút cặn, trong trường hợp nghiêm trọng, phải sử dụng hoá chất làm mềm nước theo liều lượng được hướng dẫn cụ thể tên hộp đựng hoá chất (Khử cacbon, sử dụng chất kết tủa theo phương pháp CALKOUT) |
4. Nước có quá nhiều muối khoáng và vi sinh vật5 Nước có quá nhiều axit xyanuric do:- Sử dụng quá liều chlorine- Lạm dụng shock cholorine
- Không thay nước theo đúng yêu cầu |
4.5. Trường hợp này đòi hỏi phải rút 4/5 nước trong bể và thay bằng nước sạch mới hoặc sử dụng MEGABAG (túi lọc khổ lớn của hãng INTELIPOOL) |
4.4 Nước lên màu xanh, nâu, đen, đỏ (trong suốt)
Sự có mặt của chất sắt: đồng, mangan |
Giải pháp |
Nước được đổ đầy vào bể từ giếng hoặc ao hồ | Lọc chất trì hoạt hoá sử dụng INTELIPOOL như sau:- Đổ toàn bộ xô JD PUR vào túi lọc 1 micron- Cho chất trì hoạt hoá vào túi của bộ lọc- Lọc liên tục cho đến khi có kết quả |
V. NHỮNG LỜI KHUYÊN VỀ XỬ LÝ NƯỚC
5.1 Nước trong bể có mùi Chlorine
Gây xót mắt và do thiếu Chlorine
- Chlorine: Có mùi Chlorine nặng là do clo đang trong quá trình bay hơi.
- Giải pháp: Sử dụng biện pháp giải quyết tức thời (10g/m3) và cho máy chạy lọc
5.2 pH cao hơn 7,6
Chlorine sẽ mất tác dụng. Nước sẽ trở nên có kiềm và lắng đọng nặng. Trong trường hợp nước nặng, điều chỉnh pH xuống 7,2.
5.3 Phục hồi nước
Tối thiểu lượng nước trong bể phải được thay mới mỗi năm một lần, xem xét điều chỉnh nồng độ Chlorine, muối khoáng cho phù hợp. Thông thường khi mùa đông đến thì phải rút 1/2 lượng nước trong bể kể cả bể bơi trong nhà.
5.4 Bộ lọc kinh tế
Càng lọc nhiều chi phí càng rẻ
- Nước luân chuyển thành một vòng tuần hoàn
- Nước ngưng tụ thành một vòng tròn màu xanh
5.5 Lọc vào ban đêm và ban ngày
Khi có hiện tượng quang hợp, đừng lo lắng hãy cho máy lọc chạy cả ngày. đến tối thì tắt đi bởi ban đêm những loại rong nhỏ ngừng hoạt động
5.6 Trong trường hợp vắng nhà lâu ngày, kiểm tra:
- Năng lượng cung cấp cho bộ lọc (có thể phải điều chỉnh lại hệ thống đặt giờ)
- Điều chỉnh hệ thống lọc
- Cân bằng độ pH trongnước
- Điều chỉnh hàm lượng JD Flash hoặc Chlorine
- Không được phủ bể.
5.7 Túi lọc
Túi lọc 6 hoặc 15 micron
Không được cho tảo, cát, chất kết tủa nếu không máy bơm sẽ hỏng
5.8 Bơm nước vào bể
Cấm không được lấy nước ao hồ cho vào bể, bởi vì những loại nước này có chứa nhiều vi sinh vật và chất có hại cho nước trong bể.
5.9 Kết luận
Có thể có một vài sự cố xảy ra mà không phù hợp với những đề cập trên. Nếu có vấn đề nghiêm trọng khó xử lý hãy liên hệ với Phước Thịnh E&C để được hỗ trợ kỹ thuật và sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp nhất.