Nước lò hơi kiểm soát pH nằm trong khoảng 10.5-12, ở khoảng pH này lò hơi được an toàn nhất bởi sự ăn mòn xảy ra đối với sắt thép trong khoảng pH 10.5-12 là thấp nhất. Ngoài ra ở khoảng pH này là môi trường để phản ức chế cáu cáu cặn xảy ra. Vì vậy kiểm soát pH nước lò nằm trong giới hạn kiểm soát là điều rất quan trọng nhằm bảo vệ lò hơi giảm nguy cơ ăn mòn và cáu cặn.
Đối với lò hơi sử dụng nguồn nước cấp có pH thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt (6.5-8.5) hóa chất bảo trì không thể đưa pH nước lò nằm trong giới hạn 10.5-12 khi đó ta cần châm hóa chất nâng pH. Hóa chất nâng pH thường sử dụng là NaOH 98%.
Có nhiều vị trí có thể châm hóa chất nâng pH vào lò, tuy nhiên nhiên mỗi vị trí điều có ưu và nhược điểm riêng, sau đây là một số ưu và nhược điểm của các vị trí, tùy theo điều kiện thực tế và chất lượng nước mà chúng ta có thể chọn vị trí tối ưu nhất để châm hóa chất nâng pH.
-
Vị trí 1: Châm vào đầu hút bơm nước cấp lò
- Ưu điểm: châm trực tiếp nên thời gian nâng pH lên rất nhanh.
- Nước trong hệ thống cấp từ bồn chứa cho tới các bơm thiết bị pH vẫn thấp và gây ăn mòn thiết bị hoặc bồn chứa.
-
Vị trí 2: Châm vào bồn chứa nước mềm cấp lò
- Ưu điểm: pH bồn chứa nước mềm ổn định, bồn chứa nước mềm không bị ăn mòn.
- Nhược điểm: các thiết bị như bơm, bồn chứa phía trước softener pH nước vẫn thấp và bị ăn mòn.
-
Vị trí 3: Châm vào bồn chứa nước cấp softener.
- Ưu điểm: pH trong toàn hệ thống nước cấp lò hơi ổn định, mọi thiết bị điều được bảo vệ tránh được hiện tượng ăn mòn do pH nước thấp.
Nhược điểm: Đối với nguồn nước có độ cứng và TDS cao việc nâng pH đầu nguồn cấp sẽ dễ tạo kết tủa bám vào hạt nhựa ngăn cản quá trình trao đổi ion của hạt nhựa làm độ cứng nước mềm không đạt, hoặc cặn kết tủa sẽ làm nghẹt các cánh quạt trong đầu bơm làm bơm không lên nước gây thiếu nước hoặc cháy bơm nước không phát hiện kịp thời.